Thu & Partners

Đăng ký nhãn hiệu

23/09/2021Admin

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục xác lập quyền đối với dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, các nhân khác nhau thông qua việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho người nộp đơn đăng ký.

Dấu hiệu dùng để phân biệt đó phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình không gian ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu nhìn thấy được có thể được bảo hộ là nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó có khả năng phân biệt, không lừa dối người tiêu dùng, và không có khả năng xung đột với các quyền đã được xác lập sớm hơn của các đối tượng khác như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác. Có thể nói, nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình nhưng lại có một giá trị hữu hình đặc biệt lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi doanh nghiệp.

Tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ hay chưa? Sau đó chủ sở hữu cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu. Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không? Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền. Tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ sở hữu.

Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Thu&Partners:

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu.

Các bước tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ

Ngay khi quý khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Thu&Partners sẽ tư vấn và tra cứu nhãn hiệu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng.

  • Trường hợp nếu nhãn hiệu đã bị trùng và không có khả năng phân biệt có nhãn hiệu là các dấu hiệu loại trừ không có khả năng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Thu&Partners sẽ tư vấn để khách hàng thay đổi lại nhãn hiệu.
  • Trường hợp tra cứu sơ bộ thấy có khả năng đăng ký và chưa trùng với nhãn hiệu khác đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ, Thu&Partners thông báo để quý khách hàng thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu.

Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu

Trường hợp Quý khách hàng muốn tra cứu chuyên sâu đánh giá cao nhất khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Thu&Partners sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu. Chi phí tra cứu chuyên sâu là thủ tục mất phí.

Lựa chọn đơn vị tư vấn đăng ký nhãn hiệu

Khi thực hiện việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng, bởi chỉ các đơn vị tư vấn là đại diện sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng đăng ký nhãn hiệu cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh liên qua đến phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện lần lượt qua các bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu;
  • Ký Giấy ủy quyền.

Bước 2: Thẩm định hình thức nhãn hiệu

Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành công bố đơn trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

Bước 4: Thẩm định nội dung nhãn hiệu

Trong vòng 09 tháng kể từ ngày công bố đơn, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Bước 5: Nộp lệ phí và cấp văn bằng bảo hộ

  • Nếu nhãn hiệu đủ điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký và lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
  • Trong vòng 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Trên thực tế: thời gian đăng ký nhãn hiệu từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng thông thường kéo dài từ 15 – 18 tháng.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu đươc bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn không hạn chế khi kết thúc thời hạn bảo hộ. Do vậy, doanh nghiệp được sở hữu nhãn hiệu và là tài sản đi cùng suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp luôn gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đúng quy định sau 10 năm hết hạn.

Lưu ý khi phân nhóm nhãn hiệu

  • Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký căn cứ theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ). Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu làm căn cứ phân nhóm đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Việc phân nhóm nhãn hiệu có thể giống nhưng cũng có thể khác so với danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Vì có các ngành nghề giống nhau nhưng được phân nhóm khác nhau, và ngược lại có các ngành nghề khác nhau lại được phân cùng nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu.
  • Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 đến nhóm 34 phân cho sản phẩm, hàng hóa và từ nhóm 35 đến nhóm 45 (11 nhóm) cho các dịch vụ.
  • Tại Việt Nam, phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Khi một đơn đăng ký nhãn hiệu càng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì phí đăng ký sẽ càng nhiều.
  • Một đơn đăng ký nhãn hiệu có thể đăng ký từ 01 nhóm hàng hóa, dịch vụ đến 45 nhóm hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu của người nộp đơn.

    Lưu ý về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi được cấp văn bằng bảo hộ

    • Nhãn hiệu khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần phải được sử dụng.
    • Trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có thể bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
Chia sẻ: