Thu & Partners

Các khoản phụ cấp phải đóng Bảo hiểm xã hội

10/03/2021Admin

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách trụ cột của hệ thống an sinh quốc gia. Nguyên tắc chung của bảo hiểm xã hội là đóng – hưởng và bảo đảm sự công bằng cho những người tham gia. Việc đóng bảo hiểm xã hội trên tiền công, tiền lương thực tế là để bảo đảm quyền lợi cho người lao động khi nghỉ nhưng được vẫn hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ pháp lý:

Theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 và Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ LĐTB&XH.

Các khoản thu nhập phải đóng Bảo hiểm xã hội

Quy định đối với người lao động hưởng tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi gồm:

  • Tiền lương;
  • Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
  • Các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản phụ cấp của người lao động bị tính vào khoản thu nhập phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2018, các khoản phụ cấp của người lao động bị tính vào khoản thu nhập phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

  • Phụ cấp chức vụ, chức danh;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp thu hút
  • Các phụ cấp có tính chất tương tự.

Công ty Thu & Partners cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ để được hỗ trợ dịch vụ nhanh nhất.

Chia sẻ:

Liên quan