Thu & Partners

Tư vấn thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

10/03/2021Admin

Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản thường có trong các hợp đồng thương mại quốc tế, khi các bên giao kết hợp đồng thỏa thuận không chọn tòa án là nơi giải quyết các tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng. Bài viết sau đây xin giới thiệu các quy định pháp luật về việc soạn thảo điều khoản thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Những ưu điểm, nhược điểm khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

  1. Ưu điểm
  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thuận tiện cho các bên thỏa thuận về thời gian, địa điểm, trọng tài viên giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều giai đoạn xét xử như tòa án.
  • Giải quyết tranh chấp không công khai, đảm bảo thông tin bí mật giữa các bên giao kết hợp đồng
  • Phù hợp với việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, do trọng tài giải quyết tranh chấp dựa trên ý chí của các bên không phải là cơ quan nhân danh quyền lực Nhà nước.
  1. Nhược điểm:

Vì trọng tài không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, do đó, việc thực hiện phán quyết chỉ phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.

Khi muốn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định của trọng tài không mang tính bắt buộc. Quyết định của trọng tài chỉ có hiệu lực bắt buộc thực hiện sau khi được tòa án công nhận.

Vai trò của điều khoản thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

  • Thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán quốc tế thể hiện sự ràng buộc các bên giao kết trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài. Như vậy, đây là căn cứ cho phép loại trừ sự can thiệp từ phía tòa án, trừ khi do quyết định của trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
  • Trao cho trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp, là cơ sở để phán quyết trọng tài có hiệu lực áp dụng.

Hình thức thỏa thuận trọng tài: có thể xác lập như một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận riêng và phải được lập dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (telegram, fax, telex, thư điện tử, tin nhắn dữ liệu…).

Nội dung của thỏa thuận trọng tài: Quy định áp dụng hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp, đồng thời quy định Trung tâm trọng tài hoặc chỉ định trọng tài viên để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra còn có thể quy định số trọng tài viên, ngôn ngữ trọng tài sử dụng..v.v

Những lưu ý trong việc xác lập điều khoản trọng tài:

  • Phải đảm bảo về hình thức và điều kiện của những người xác lập thỏa thuận (đủ năng lực hành vi dân sự, có thẩm quyền giao kết hợp đồng…);
  • Việc xác lập thỏa thuận trọng tài cho phép loại trừ sự can thiệp của tòa án, tuy nhiên, điều này không được áp dụng đối với những tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài, hoặc thỏa thuận trọng tài vi phạm quy định của pháp luật.
  • Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực độc lập so với hợp đồng. Như vậy, việc hợp đồng bị thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hoặc hợp đồng vô hiệu không làm mất đi hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.

Để biết thêm chi tiết về việc soạn thảo thỏa thuận trọng tài, vui lòng liên hệ Công ty TNHH Thu & Partners qua số điện thoại và địa chỉ email bên dưới.

Công ty Thu & Partners là đơn vị uy tín, giàu kinh nghiệm chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng như:

  • Tư vấn điều kiện và thủ tục pháp luật;
  • Soạn thảo hồ sơ, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ;
  • Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước;
  • Hỗ trợ khách hàng trong các công việc liên quan đến dịch vụ.
Chia sẻ:

Liên quan