Khi đầu tư vào Việt Nam, một trong những điều mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là việc góp vốn. Do có sự khác biệt về pháp luật cũng như các quy định mới, nhiều nhà đầu tư nước ngoài thường gặp khúc mắc về vấn đề này. Để thuận tiện cho Quý khách hàng, công ty Thu & Partners xin tổng hợp một số điểm cần lưu ý như sau:
Tài sản góp vốn:
- Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi;
- Vàng;
- Giá trị quyền sử dụng đất;
- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ;
- Công nghệ, bí quyết kỹ thuật;
- Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn:
- Thủ tục chuyển quyền sở hữu:
- Áp dụng với tài sản có đăng ký quyền sở hữu;
- Với doanh nghiệp tư nhân thì không cần thực hiện thủ tục này.
- Biên bản giao nhận:
- Áp dụng với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu;
- Nội dung biên bản giao nhận: tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Định giá tài sản góp vốn:
- Áp dụng với tài sản góp vốn không phải đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;
- Do các thành viên, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị công ty cổ phần (tùy vào thời điểm góp vốn là lúc thành lập hay sau thành lập) hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp thực hiện;
- Giá trị định giá thể hiện bằng đồng Việt Nam.
Thời hạn góp vốn: 90 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật doanh nghiệp – đầu tư, xin vui lòng liên hệ công ty Thu & Partners để biết thêm chi tiết!