- Trang chủ
- Dịch vụ
- Doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thủ tục góp vốn thành lập công ty
Một công ty muốn vận hành buộc phải có vốn để hoạt động và duy trì sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy, góp vốn là nội dung quan trọng có tính chất quyết định trong việc thành lập công ty.
Căn cứ pháp lý
Các hình thức góp vốn vào công ty
Luật Doanh nghiệp năm 2020 định nghĩa “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty”. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ chấp nhận tài sản làm vốn góp.
Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa về tài sản như sau:
Điều 105. Tài sản
Về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể đem góp vào làm vốn của công ty với điều kiện các tài sản này phải là các tài sản được chuyển giao trong giao lưu dân sự một cách hợp pháp. Tuy nhiên tài sản được chấp nhận góp làm vốn điều lệ còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận cụ thể của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập của công ty. Tài sản được góp phải có giá trị sử dụng đối với công ty và được các cổ đông và thành viên góp vốn khác chấp nhận.
Định giá tài sản góp vốn khi thành lập công ty
Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, tài sản góp vốn phải được định giá, trừ tiền (bao gồm cả tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tự do chuyển đổi) và vàng (quy định tại Khoản 1 Điều 36). Việc định giá tài sản góp vốn theo tinh thần của Luật doanh nghiệp năm 2020 phải tuân theo nguyên tắc nhất trí, tức là phương thức định giá sẽ do các thành viên hay cổ đông sáng lập lựa chọn: (1) hoặc tự mình định giá (2) hoặc thông qua một tổ chức chuyên nghiệp định giá nhưng vẫn cần có sự đồng ý của trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận (Khoản 2, Khoản 3 Điều 36).
Việc định giá tài sản góp vốn là vô cùng quan trọng bởi mục đích của nó là xác định giá trị phần vốn góp vào công ty của người góp vốn. Giá trị phần vốn góp này sẽ tương ứng với phần quyền lợi người đó nhận lại từ công ty nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các thành viên công ty. Nếu tài sản góp vốn được định giá mà cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn sẽ tạo ra sự bất bình đằng, mục đích ban đầu của việc định giá sẽ không còn.
Thủ tục góp vốn thành lập công ty
Đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (Ví dụ: nhà đất, xe cơ giới,...)
Bước 1: Ký hợp đồng góp vốn bằng tài sản, có công chứng/chứng thực.
Bước 2: Bàn giao tài sản trên thực tế.
Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên, khai thuế, đóng các khoản lệ phí liên quan. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên Công ty
Bước 5: Ghi nhận tư cách thành viên
Đối với các tài sản không cần đăng ký quyền sở hữu
Về mặt pháp lý việc góp vốn đối với các tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản giao nhận.
Nội dung biên bản phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Cụ thể:
Bước 1: Chuyển giao tài sản thực tế.
Bước 2: Xác nhận bằng biên bản giao nhận
Bước 3: Ghi nhận tư cách thành viên
Trên đây là toàn bộ các thông tin về thủ tục góp vốn thành lập công ty. Nếu Quý khách còn băn khoăn về vấn đề nào hay cần sự hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý, xin vui lòng liên hệ với Thu & Partners qua số điện thoại hoặc email để được giúp đỡ kịp thời và nhanh chóng nhất!
Dịch vụ
Liên quan